Vào ngày 20/04/2020, Tập đoàn KCG và Trường Sau đại học CNTT Kyoto (KCGI) đã hoàn thành bản thỏa thuận hợp tác với Đại học Huế (HU).
Mục đích của thỏa thuận hợp tác này nhằm thúc đẩy trao đổi hợp tác giữa KCG và KCGI với HU về nghiên cứu và giáo dục với nước ngoài, trong đó có trao đổi giảng viên, tuyển sinh và trao đổi nghiên cứu giữa hai bên.
Cũng giống như các đối tác liên kết của KCGI trên toàn thế giới, các bạn sinh viên của HU sẽ được nhận ưu đãi học phí khi đăng ký học chương trình đào tạo thạc sỹ tại KCGI. Để biết thêm chi tiết về chương trình đào tạo này, các bạn có thể xem tại đây.
Vào ngày 06/04/2020, thỏa thuận hợp tác giữa Trường sau đại học CNTT Kyoto (KCGI) và Đại học Đà Nẵng đã chính thức hoàn thành ký kết, cùng với kỳ vọng mở ra giai đoạn cùng hợp tác phát triển sâu rộng giữa hai trường.
Đại học Đà Nẵng (UD) là một trong các trường đại học lớn tại Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho thành phố Đà Nẵng cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước. Với nhu cầu nhân lực về IT rất lớn hiện nay, hiệp định hợp tác giữa KCGI và UD sẽ góp phần tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có cơ hội tiếp tục học tập nâng cao tại KCGI hướng tới học vị thạc sỹ về IT ứng dụng sau khi hoàn thành chương trình thạc sỹ tại KCGI. Đặc biệt, các bạn sinh viên từ Đại học Đà Nẵng sẽ nhận được ưu đãi về học phí cũng như nhiều hỗ trợ sinh hoạt cơ bản trong suốt quá trình theo học tại KCGI.
Kansai International Airport (KIX) là sân bay quốc tế được xây dựng trong 7 năm trên một hòn đảo nhân tạo nằm ở vịnh Osaka, ngoài khơi hòn đảo Honshu, Nhật Bản. Sân bay Kansai (người Nhật thường gọi với tên Kanku) bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1994, với mục đích giải quyết tình trạng quá tải của một sân bay khác tại Osaka. Hiện tại đang có 2 hãng hàng không của Việt Nam đang khai thác đường bay này là VietJet Air và Vietnam Airlines, với các chuyến bay thẳng hàng ngày từ Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh. Để đi từ sân bay Kansai tới cố đô Kyoto có nhiều cách di chuyển, nhưng phổ biến và thuận lợi hơn cả là sử dụng xe Bus cao tốc hoặc tàu điện.
1. Di chuyển bằng bus cao tốc
Đây là cách di chuyển đơn giản nhất, cho phép di chuyển thẳng đến cửa ga Kyoto, từ đó có thể thuận tiện đi tới các địa điểm mong muốn ở Kyoto. Tùy thuộc vào chuyến bay của bạn hạ cánh tại Terminal 1 hoặc 2 sẽ có cách đi cụ thể như dưới:
Terminal 1: ngay sau khi ra khỏi sảnh hạ cánh, hãy tìm trạm bus cao tốc số 8. Tại đó, bạn cần mua vé xe từ máy bán tự động hoặc hỏi mua trực tiếp tại quầy vé, với hướng đi “Kosoku Kyotanabe, Hachijo Kyoto Station”. Thời gian di chuyển khoảng 1h30p.
Terminal 2: sau khi đi ra khỏi sảnh tòa nhà, hãy tìm trạm bus cao tốc số 2. Tại đó, mua vé theo hướng đi “Kosoku Kyotanabe, Hachijo Kyoto Station”. Thời gian di chuyển khoảng 1h45p.
Giá vé xe bus 1 chiều : người lớn khoảng 2600 yên, trẻ nhỏ khoảng 1300 yên.
Giá vé xe bus 2 chiều: giá vé 2 chiều là khoảng 4260 yên, vé trẻ nhỏ không có (lưu ý vé 2 chiều hạn sử dụng tối đa là 2 tuần kể từ ngày mua)
*Giá vé cập nhật ngày 9/3/2020. Kyoto Station là điểm cuối nên bạn hoàn toàn yên tâm không sợ xuống xe nhầm.
2. Di chuyển bằng tàu điện
Sau khi nhận hành lý và ra khỏi cửa, hãy tìm và đi theo biển chỉ dẫn tới ga tàu Kansai-airport như hình bên.
Tại cửa bán vé, hỏi mua vé cho chuyến tàu nhanh Haruka chạy thẳng đến ga Kyoto, với mức giá khoảng 3430 yên (cập nhật 9/3/2020). Có thể mua vé tại máy bán vé tự động.
Ngoài ra, nếu muốn thêm trải nghiệm với điều kiện hành lý cho phép, bạn cũng có thể di chuyển bằng tàu thường, với mỗi tuyến có cách đi (đổi tàu giữa chừng) và giá vé rẻ hơn so với tàu nhanh. Để có cách đi cụ thể, bạn cần hỏi trực tiếp nhân viên nhà ga để được hướng dẫn.
Ga Kyoto là nhà ga trung tâm lớn nhất của Kyoto, từ đó có các chuyến tàu Shinkansen chạy xuyên suốt toàn nước Nhật. Cũng từ ga Kyoto, bạn có thể di chuyển tới nhiều địa danh nổi tiếng của Kyoto. Trường sau đại học CNTT KCGI hiện cũng có cơ sở ngay cạnh ga Kyoto (xem bản đồ bên).
Từ ga Kyoto, bạn có thể đi tới các địa danh nổi tiếng bằng xe bus thành phố rất thuận lợi. Dưới đây là một số gợi ý cách đi cho các bạn đam mê du lịch.
★ Chùa Kinkakuji: Kyoto Ekimae → (bus 205, 21 trạm) → Kinkakujimichi → đi bộ 190m.
★ Chùa Kiyomizu: Kyoto Ekimae → (bus 206, 7 trạm) → Gojozaka → đi bộ 950m.
★ Đền Heian Jingu: Kyoto Ekimae → (bus 206, 14 trạm) → Higashiyama Nijo Okazaki Koenguchi → đi bộ 500m.
★ Chùa Kodai: Kyoto Ekimae → (bus 206, 8 trạm) → Kiyomizumichi → đi bộ 550m.
★ Đền Kamigamo Jinja: Kyoto Ekimae → (bus 9, 27 trạm) → Kamigamo Misonobashi → đi bộ 220m.
Trong năm 2020, Việt Nam có tất cả 6 đợt nghỉ lễ (14 ngày) gồm,
Thời gian
Ngày lễ
Tiếng Nhật
01/01/2020
Nghỉ
tết Dương Lịch
新年(しんねん)
Từ 23/01/2020 đến 29/01/2020
Nghỉ
tết Âm lịch
旧正月(きゅうしょうがつ)、テト
02/04/2020
Ngày
Giỗ tổ Hùng Vương
雄王の命日(ゆうおうのめいにち)
30/04/2020
Ngày
giải phóng miền Nam
南部解放記念日(なんぶかいほきねんび)
01/05/2020
Ngày quốc tế
Lao động
国際労働記念日(こくさいろうどうきねんび)
02/09/2020
Ngày
Quốc Khánh
建国記念日(けんこくきねんび)
Trong khi đó, tại Nhật Bản năm 2020 sẽ có tất cả 18 ngày nghỉ lễ, nhiều hơn so với Việt Nam 4 ngày,
Thời gian
Ngày Lễ
Tiếng Việt
01/01/2020
元日(がんじつ)
Mùng 1 tết
13/01/2020
成人の日(せいじんのひ)
Lễ Thành nhân (20 tuổi)
11/02/2020
建国記念の日(けんこくきねんのひ)
Ngày Lễ quốc khánh
23/02/2020
天皇誕生日(てんのうたんじょうび)
Sinh nhật Thiên Hoàng
24/02/2020
振替休日(ふりかえきゅうじつ)
Ngày nghỉ bù
20/03/2020
春分の日(しゅんぶんのひ)
Ngày xuân phân
29/04/2020
昭和の日(しょうわのひ)
Ngày Shouwa
03/05/2020
憲法記念日(けんぽうきねんび)
Ngày kỉ niệm Hiến pháp
04/05/2020
みどりの日(みどりのひ)
Ngày màu xanh
05/05/2020
こどもの日(こどものひ)
Ngày trẻ em
06/05/2020
振替休日(ふりかえきゅうじつ)
Ngày nghỉ bù
23/07/2020
海の日(うみのひ)
Ngày của Biển
24/07/2020
スポーツの日(スポーツのひ)
Ngày Thể thao
10/08/2020
山の日(やまのひ)
Ngày của Núi
21/09/2020
敬老の日(けいろうのひ)
Ngày kính lão
22/09/2020
秋分の日(しゅうぶんのひ)
Ngày thu phân
03/11/2020
文化の日(ぶんかのひ)
Ngày Văn hóa
23/11/2020
勤労感謝の日(きんろうかんしゃのひ)
Ngày tôn vinh lao động
Mặc dù Nhật Bản có số ngày nghỉ lễ trong năm nhiều hơn Việt Nam, nhưng giá trị lao động họ tạo ra lại lớn hơn rất nhiều so với ở Việt Nam, một phần chính bởi năng suất lao động cao và hiệu quả công việc tốt hơn.
Công ty TNHH MaruLinks xin thông báo lịch nghỉ tết Canh Tý 2020 sẽ bắt đầu từ ngày 22/01/2020 (tức 28 tháng Chạp) đến hết ngày 31/01/2020 (tức mùng 7 tháng Giêng). Thứ 2, ngày 03/02/2020 Công ty làm việc bình thường.
Trong thời gian nghỉ trên, tất cả các dịch vụ có liên quan của Công ty cũng sẽ tạm nghỉ. Quý khách có nhu cầu liên hệ gấp xin vui lòng liên lạc đến số Hotline của Công ty.
Trước thời kỳ Minh Trị (1868 – 1912) ngày Tết của người Nhật Bản cũng cùng chung với ngày Tết của người Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam theo âm lịch và chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Á. Kể từ năm 1873, sau cải cách thời Minh Trị thì người Nhật Bản đã đổi ngày mừng năm mới thành 1/1 hàng năm theo lịch phương Tây. Vào dịp đầu năm mới, người Nhật cũng ăn món ăn truyền thống vào ngày 1/1 gọi là Osechi (御節) và lì xì cho trẻ gọi là Otoshidama (お年玉).
(nguồn: Internet)
Dưới đây là những câu chúc mừng năm mới hay được dùng vào dịp đầu năm của người Nhật :
明けましておめでとうございます(akemashite omedetougozaimasu): Chúc mừng năm mới (câu dùng nhiều nhất).
あけおめ、アケオメ(akeome) : Câu nói tắt của câu trên thường được giới trẻ dùng để nói với nhau.
良い年を(yoi toshi wo) : Một năm tốt lành (dùng nói với nhau trước khi năm mới sáng, trước năm mới).
新年おめでとうございます(shinen omedetougozaimasu) : Chúc mừng năm mới.
皆様のご健康とご多幸をお祈り申し上げます(minasama no gokenkou to gotakou wo oinori moushiagemasu) : Cầu chúc mọi người một năm mới sức khỏe và tràn đầy hạnh phúc.
昨年は何かとお世話になりまして、ありがとうございました(sakunen wa nanikato osewa ni narimashite, arigatougozaimashita) : Cảm ơn anh, chị đã quan tâm và giúp đỡ trong năm qua.
本年も何卒よろしくお願い申し上げます(honnen mo nanitozo yoroshiku onegaimoushiagemasu): Năm mới cũng mong nhận được sự giúp đỡ của anh, chị.
本年も昨年同様よろしくお願い申し上げます(honnen mo sakunen douyou yoroshiku onegaimoushiagemasu): Năm nay cũng mong nhận được sự giúp đỡ của anh, chị giống như năm ngoái.
よき新春をお迎えのことと、お喜び申し上げます(yoki shinshun wo omukae nokoto to, oyorokobi moushiagemasu) : Đón chào một năm mới tốt lành và tràn ngập niềm vui.
Vào ngày 12/12/2019, KCGI đã tiến hành ký kết hiệp định hợp tác với trường Đại học FPT tại cơ sở khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Trước đó, giữa tập đoàn giáo dục KCG.EDU – đơn vị quản lý của KCGI, và tập đoàn FPT đã tạo dựng và phát triển quan hệ hợp tác trong hơn 10 năm qua. Với việc triển khai ký kết hiệp định mới này, hai bên đặt mục tiêu hợp tác cụ thể hơn trong việc đào tạo nguồn nhân lực IT chất lượng cao, đặc biệt hướng tới thị trường Nhật Bản vốn là một trong các thị trường chủ lực phát triển của tập đoàn FPT. Với mô hình hợp tác đào tạo “3+1+1” dự kiến được triển khai từ tháng 04/2020 tới, sau khi đủ điều kiện hoàn thành chương trình các bạn sinh viên sẽ được KCGI cấp bằng thạc sỹ IT ứng dụng, cùng với đó là cơ hội vào làm việc trong các tập đoàn công nghệ ngay tại Nhật Bản.
Vào ngày 11/12/2019, Trường sau đại học CNTT Kyoto (KCGI) đã ký kết hiệp định hợp tác với Trường Đại học Công nghệ (UET) – ĐHQGHN.
Tham gia buổi lễ ký kết, phía UET có sự hiện diện của thầy hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà cùng nhiều đại diện các khoa, phòng của UET; và phía KCGI có sự tham dự của thầy hiệu phó Gary Hoichi Tsuchimochi, thầy hiệu phó Nguyễn Ngọc Bình cùng nhiều thành viên khác. Với việc ký kết hợp tác này, KCGI và UET kỳ vọng sẽ mở ra các chương trình hợp tác mới, đặc biệt là trong các hoạt động về giao lưu – trao đổi du học sinh, cũng như các hoạt động trao đổi nghiên cứu, học thuật cho đội ngũ giảng viên của hai trường.
Tại buổi lễ, thầy hiệu trưởng UET Nguyễn Việt Hà đã nêu bật về xu hướng phát triển lên “Xã hội 5.0” (Society 5.0) tại Nhật Bản với các ưu điểm về công nghệ kỹ thuật hiện đại, và đó cũng là mô hình mà Việt Nam cũng đang xây dựng hướng tới. Việc hợp tác giữa hai bên sẽ giúp cho các bạn sinh viên UET được có cơ hội học tập và làm việc tại Nhật Bản, đặc biệt là tại trường KCGI nơi có chương trình đào tạo IT ứng dụng được đánh giá cao tại Nhật Bản hiện nay.