Tùy theo cấp học sẽ có các yêu cầu về ngoại ngữ như sau:
Học thạc sĩ KCGI: yêu cầu tiếng Nhật (tương đương N2 trở lên) hoặc tiếng Anh (tương đương IELTS 5.5 trở lên).
Học kỹ sư KCG: tiếng Nhật tối thiểu đạt N3 (một số ngành yêu cầu N2).
Học tiếng Nhật KJLTC: đạt trình độ tối thiểu N5 trước khi sang Nhật.
Tại KCGI có cả chương trình đào tạo bằng tiếng Anh dành cho du học sinh. Ngoài đạt điều kiện về trình độ tiếng Anh, nếu bạn thỏa mãn vượt qua kỳ xét tuyển đầu vào thì hoàn toàn có thể sử dụng tiếng Anh khi theo học tại KCGI.
Tuy nhiên, để tìm hiểu về văn hóa và con người Nhật Bản, đặc biệt là tại Kyoto nơi có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, bạn nên tự trang bị cả tiếng Nhật giao tiếp cơ bản. Đây cũng sẽ là lợi thế khi bạn tìm việc làm tại Nhật Bản.
Theo quy định, chương trình chuyển tiếp thạc sỹ đã có sự ưu đãi riêng biệt, do đó không thể đồng thời xin cả các học bổng khác của KCG.EDU cấp. Tuy nhiên các bạn vẫn có thể ứng tuyển các chương trình học bổng do các tổ chức khác trao tặng (cần có xác nhận tiến cử của KCG.EDU).
Chương trình dự bị thạc sỹ có thể hiểu là một bước chuẩn bị giúp các bạn hoàn thiện các điều kiện đủ để có thể học tốt khi vào chương trình thạc sỹ. Chẳng hạn như bạn cần nâng cao tiếng Nhật từ N3 lên N2, hoặc học bổ sung một số kiến thức IT cần thiết khác … Thời gian dự bị thạc sỹ có thể là 6 tháng hoặc 1 năm. Sau khi giáo sư hướng dẫn đánh giá bạn có đủ khả năng để theo học chương trình thạc sỹ, bạn cần làm thủ tục đăng ký thi vào hệ thạc sỹ theo quy định hướng dẫn của KCGI. Chú ý lúc này bạn sẽ đăng ký ứng tuyển với vị trí là lưu học sinh đang ở tại Nhật Bản.
Về cơ bản, các bạn du học sinh khi học tại Học viện máy tính Kyoto (KCG) và Trường Sau đại học CNTT Kyoto (KCGI) sẽ có cơ hội nhận được học bổng từ 2 nhóm sau:
Nhóm 1: học bổng cần đăng ký nguyện vọng cùng với hồ sơ nhập học (học bổng của hệ thống KCG.EDU)
Nhóm 2: các học bổng do các tổ chức tại Nhật cấp và có thể đăng ký sau khi nhập học (chi tiết liên hệ với trường sau khi nhập học)
Đối với học bổng nhóm 1, các bạn có thể tham khảo thông tin về chế độ học bổng của từng trường; và sẽ nộp đơn đăng ký đồng thời khi làm nộp hồ sơ.
Phí sinh hoạt tùy thuộc vào mức độ yêu cầu sinh hoạt của từng du học sinh, tuy nhiên có thể tạm liệt kê gồm:
Theo quy định chung đối với người có visa du học tại Nhật, các bạn được phép làm thêm không quá 28h mỗi tuần, và các kỳ nghỉ dài theo quy định thì được phép làm không quá 40h mỗi tuần (ngày không quá 8h).
Lưu ý, để được phép đi làm thêm, bạn phải đăng ký; và chỉ được phép làm thêm những công việc mà pháp luật Nhật không cấm đối với du học sinh. Đồng thời các bạn phải đảm bảo việc làm thêm sẽ không ảnh hưởng đến việc học trên lớp, bởi kết quả học tập sẽ liên quan đến việc gia hạn hoặc chuyển đổi tư cách Visa của các bạn tại Nhật Bản trong tương lai.
Hiện nay nhu cầu về lao động tại Nhật Bản là rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Việc bạn tốt nghiệp tại Nhật Bản sẽ là một lợi thế, đồng thời kết hợp với khả năng ngoại ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, và tiếng Việt) sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội tìm được các công việc đúng mong muốn.
Tại KCG.EDU cũng có bộ phận trực thuộc chuyên phụ trách giới thiệu các công việc cho sinh viên, học viên sắp tốt nghiệp nhằm giúp các bạn có việc làm ngay sau khi ra trường; thuận lợi cho việc chuyển đổi Visa.
Tùy vào lĩnh vực và công việc cụ thể thì mỗi nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các mức đãi ngộ khác nhau. Trong đa số các thông tin tuyển dụng, thông thường mức lương thưởng đều sẽ được đăng chi tiết để người quan tâm có thể lựa chọn nơi phù hợp.
Với trình độ tốt nghiệp bậc đại học thì mức lương tối thiểu là khoảng 200.000 yên/tháng; nếu tốt nghiệp thạc sĩ sẽ là 220.000 yên/tháng, và dĩ nhiên cơ hội tăng lương sẽ có sự khác biệt. Nếu bạn trúng tuyển vào làm việc tại các tập đoàn IT lớn tại Nhật thì ngay từ khởi điểm bạn có mức thu nhập trên 300.000 yên/tháng là điều hoàn toàn có thể.
Nhật Bản là một quốc gia được đánh giá có hệ thống chế độ xã hội hàng đầu trên thế giới. Bất kể ai khi sinh sống hợp pháp tại Nhật Bản đều ít nhất phải tham gia chế độ bảo hiểm sức khỏe quốc dân với mức phí đóng bảo hiểm khá thấp, nhưng bù lại sẽ được chi trả tới 70% chi phí điều trị khi bạn sử dụng các dịch vụ y tế chung. Người nước ngoài lao động tại Nhật cũng được tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ tùy theo mức thu nhập, và khi bạn không còn làm việc tại Nhật thì hoàn toàn có thể nhận lại phần bảo hiểm xã hội đã nộp (nenkin).